Hình ảnh cô gái mắc ung thư xương hàm, bữa ăn hàng ngày là "cháo xay loãng ăn bằng xi lanh" gây xót xa: Dấu hiệu phát hiện bệnh sớm trước khi quá muộn- Ảnh 3.

Vậy bệnh ung thư xương hàm là gì? Và độ nguy hiểm của nó ra sao?

Thực tế, ung thư xương hàm là một loại ung thư ác tính phát sinh từ mô xương hoặc mô lân cận trong vùng hàm (xương hàm trên hoặc hàm dưới). Đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Có hai dạng chính của ung thư xương hàm:

– Ung thư nguyên phát xương hàm là ung thư bắt nguồn trực tiếp từ mô xương của hàm. Ví dụ: Sarcoma xương (Osteosarcoma) hoặc Sarcoma sụn (Chondrosarcoma). Thường xảy ra ở người trẻ tuổi hơn.

– Ung thư thứ phát (di căn đến xương hàm) là ung thư từ nơi khác di căn tới xương hàm, như từ vú, phổi, tuyến tiền liệt. Gặp ở người lớn tuổi nhiều hơn.

Triệu chứng thường gặp của ung thư xương hàm bao gồm:

– Đau hoặc tê ở vùng hàm, mặt hoặc cổ.

– Sưng vùng hàm hoặc có khối u rõ rệt.

– Răng lung lay không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu không có bệnh nha chu.

– Khó há miệng, cử động hàm bị giới hạn.

– Lở loét trong miệng kéo dài không lành.

– Mất cảm giác ở vùng môi, má hoặc cằm.

– Biến dạng khuôn mặt (ở giai đoạn muộn).

Theo Cleverland Clinic, bạn có thể có nguy cơ mắc ung thư xương hàm cao hơn dựa trên:

– Độ tuổi: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư hàm cao nhất. 

– Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn. 

– Sử dụng thuốc lá: Sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư hàm. Thuốc lá chứa hơn 60 loại hóa chất có khả năng gây độc có thể dẫn đến ung thư. Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ của bạn. 

– Sử dụng rượu: Uống quá nhiều rượu là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư đầu và cổ. Sử dụng thuốc lá và uống quá nhiều rượu cùng nhau khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 30 lần. Đây là lý do tại sao việc bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu là điều cần thiết nếu bạn bỏ thuốc lá. 

– Nhiễm HPV: Các chủng virus gây ung thư ở người (HPV), đặc biệt là HPV-16, làm tăng nguy cơ của bạn. Ung thư miệng liên quan đến HPV đang gia tăng. 

– Nhai trầu: Trầu cau có chứa các chất gây ung thư.

– Tiền sử gia đình mắc ung thư miệng: Có họ hàng cấp độ một (như cha mẹ, con cái hoặc anh chị em ruột) mắc ung thư miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.  

Để chẩn đoán ung thư xương hàm, người bệnh cần thực hiện chụp X-quang, CT, MRI giúp xác định tổn thương ở xương hàm. Sinh thiết mô để xác nhận tế bào ung thư. Xét nghiệm máu và PET scan để đánh giá mức độ lan rộng (di căn).

Để điều trị ung thư xương hàm, bệnh nhân cần phẫu thuật cắt bỏ khối u, đây là phương pháp chính nếu còn khả năng phẫu thuật. Xạ trị hoặc hóa trị bổ sung sau phẫu thuật hoặc dùng khi không thể mổ. Tái tạo hàm mặt sau điều trị có thể cần ghép xương hoặc phục hình để chức năng.

Lưu ý, một số bệnh lành tính như u xương, nang răng, viêm xương… cũng có thể gây triệu chứng tương tự, nên không nên chủ quan nếu có dấu hiệu kéo dài. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách giúp cải thiện tiên lượng rất nhiều.

(Tổng hợp)

Tham khảo thêm các chuyên mục hay:

4.7/5 - (11 votes)




    Đăng ký tuyển sinh online nhanh chóng, chính xác – Cập nhật thông tin tuyển sinh các trường học trên toàn quốc

    • Giao hàng nhanh TOÀN QUỐC

    • Cung cấp Sỉ và Lẻ với GIÁ TỐT NHẤT thị trường

    • CAM KẾT đúng chất lượng và sản phẩm đã tư vấn

    Chúng tôi trên mạng xã hội


    Bản quyền © 2025 dangkytuyensinh
    Chuyên trang tiếp thị liên kết - Affiliate, dịch vụ SEO, đặt backlink bài guest post, dịch vụ review,
    dịch vụ quảng cáo facebook, quảng cáo google, viết bài SEO, quảng cáo báo chí, dịch vụ digital, ...

    Đăng ký tuyển sinh online nhanh chóng, chính xác – Cập nhật thông tin tuyển sinh các trường học trên toàn quốc


    Quản lý và phát triển bởi YO MEDIA
    Creative Unity, Powerful Reach
    Trụ sở: Đường Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam



     

    Contact